Estonia là địa điểm workcamp cuối cùng của tôi ở Châu Âu. Tôi chỉ muốn nói qua là đó là một đất nước nhỏ nhưng rất xinh đẹp, ở ngay c...
Tôi tận hưởng "nó" trong từng khoảnh khắc trôi qua của cuộc đời mình, những điều không thể nói ra bằng lời.
tháng 4 2017
Estonia và câu chuyện làm clip ~
Ý tưởng dành thời gian cho những câu chuyện từ chuyến đi tình nguyện 3 tháng ở Châu Âu đã nhen nhóm trong tôi ngay lúc ...
Tôi tận hưởng "nó" trong từng khoảnh khắc trôi qua của cuộc đời mình, những điều không thể nói ra bằng lời.
tháng 4 2017
Bí bách, tôi chọn Viết ~
Ý tưởng dành thời gian cho những câu chuyện từ chuyến đi tình nguyện 3 tháng ở Châu Âu đã nhen nhóm trong tôi ngay lúc tôi vừa về Việt Nam, nhưng kỳ lạ thay, nó tan biến cùng với chuỗi ngày "bình dị" lúc nào không hay. Nó cũng như việc bạn muốn làm gì đó nhưng chưa bắt tay vào làm thì dần già nó cũng chỉ là ý định mà thôi.
Không dưới ba lần tôi đã viết nhưng thật sự chưa thể tạo ra một cái gì cụ thể để có thể đăng trên blog của mình. Nhiều suy nghĩ cứ quẩn quanh trong đầu tôi, những câu chuyện của tôi, những câu chuyện của những người xung quanh, đôi khi tôi thấy nó bình dị mà thấm thía đến nghẹt thở.
Hơn 20 năm của cuộc đời, tôi chưa bao giờ đọc nổi một quyển truyện chứ đừng nói đến tiểu thuyết, thế nhưng đúng là trên đời này "cái quái gì cũng có thể xảy ra". Thời điểm tôi phải nằm một chỗ trong hơn 3 tháng đã thôi thúc tôi tìm đến với sách. Dường như một đứa luôn đưa ra lời biện hộ cho mình rằng: Em không thích đọc sách vì em là con người thực tế, em muốn thực hiện bằng hành động chứ không phải mãi để nó trên sách vở", cũng có lúc tôi ngồi đây nghĩ lại và không ngừng cười về những suy nghĩ ngây ngô đó. Tôi đặc biệt ngưỡng mộ và thích chơi với những bạn đọc nhiều sách nhưng tôi chưa bao giờ tự trách mình tại sao lại không giống như họ, sớm nhận ra và yêu sách từ nhỏ để bây giờ có phải là đã thông thái hơn rất nhiều rồi không? *cười*. Biết làm sao được, tất cả đều làm vua thì ai làm quan đây. Chỉ vậy thôi, tất cả những gì tôi muốn nói ở đoạn này chỉ là tôi một cô gái 21 tuổi mới bắt đầu chạm tay vào nguồn tài nguyên vô giá của nhân loại, thế giới sách.
Từ bé đến lớn tôi đều thích học toán hơn học văn, có lẽ cũng chính vì thế mà tôi giỏi toán hơn văn. Nhưng những ký ức đẹp đẽ và tự hào về thời đi học của tôi giờ chỉ vỏn vẹn về môn văn. Tôi còn nhớ như in cảm giác được cô giáo dạy văn đọc bài Tập Làm Văn của mình trước cả lớp thay vì bài của một bạn học giỏi văn khác. Cảm giác vui sướng, hãnh diện và tự hào khó tả lắm lắm. Đấy là bài tập làm văn miêu tả cây đào, tôi chỉ nhớ mang máng là tôi đã dùng hình ảnh các cành đào chụm vào trong như những người con trở về sum vầy bên gia đình vào ngày tết. Hồi đó thấy tự hào vì cái hình ảnh trừu tượng ấy lắm, sau này mới biết hình dáng đấy là do người ta uốn vào mà thôi. *khóc*.
Cứ thế, cứ thế, cho đến lúc được xem là trưởng thành, tôi mới nhận ra sự quan trọng của việc "văn hay chữ tốt" nó lớn đến nhường nào. Từ việc điền một cái đơn vào câu lạc bộ ở trường đến việc nộp hồ sơ cho các tổ chức tình nguyện lớn hơn ở ngoài trường, rồi thì các chương trình phát triển về các lĩnh vực hay ho khác, tất cả đều cần đến việc sắp xếp các con chữ một cách linh hoạt và hiệu quả nhất để thuyết phục người đọc tại sao mình là ứng viên phù hợp và đáng được chọn. Không biết mọi người như thế nào nhưng tôi thực sự tin vào việc những điều tâm huyết nó đều có thể được thể hiện rất rõ qua các con chữ.
Ngoài những câu chuyện trong các cuốn sách nổi tiếng, tôi đặc biệt thích đọc những bài viết có liên quan đến cảm xúc, tâm trạng, trải nghiệm thực tế của tác giả. Đặng Huỳnh Mai Anh, một chị tôi vô tình follow trên facebook đã mang lại cho tôi rất nhiều cảm xúc qua cách viết giản dị, mộc mạc mà lại vô cùng thấm thía. Tôi còn nhớ như in cái cảm giác đọc được những lời văn mà khiến lòng mình thấy nhẹ nhàng và quá đỗi bình an trong lúc phải vật lộn một mình giữa trời Âu, nó thật sự là liều thuốc vô giá dành cho tôi. Rồi trước chuyến đi bão táp đó, thay vì việc phải tìm hiểu các thông tin về chuyến đi, đường sá, thời tiết hay chuẩn bị đồ, tôi lại chỉ dành thời gian cho những bài notes trên facebook của thầy Vũ Hồ, một người thầy dạy tiếng Anh của tôi. Thầy là người chăm viết notes hơn tất cả những người tôi biết, hơn mấy trăm notes về đủ thể loại review du lịch, chuyện bên lề lớp học, chuyện tình yêu, chuyện du học...Giọng văn của thầy vô cùng giản dị, có thể khiến người ta cười ngay được nhưng cũng để lại sau đó những điều mà khiến bạn phải suy nghĩ. Tôi không nhớ thể nhớ chính xác nội dung của những cái notes của thầy, chỉ nhớ rất rõ một điều là nó làm tôi thấy tự tin hơn, an tâm hơn với chuyến đi điên rồ trước mắt. Thế đấy, có những điều tưởng chừng như chả liên quan đến nhau nhưng lại có giá trị vô cùng lớn, quan trọng là có đủ may mắn để nhận ra những điều đó hay không thôi.
À đấy, nói mải mê chán chê tôi vẫn chưa nói ra được cái lý do khiến tôi đủ can đảm để lập ra cái blog này. Phần vì dạo gần đây tôi có nhiều tôi có nhiều thời gian, tôi sống chậm với những điều xảy ra vô cùng vội vã xung quanh mình, tôi nhận ra được nhiều điều hơn khoảng thời gian xô bồ trước kia và tất nhiên là tôi cũng có nhiều tâm sự, suy nghĩ thật khó có thể thốt ra bằng lời nói. Cũng phần vì tôi muốn viết ra những câu chuyện hằng ngày tôi cảm nhận được hay đơn giản là tôi có một nơi để lưu giữ lại những điều mà tôi trân trọng, những câu chuyện khiến tôi cảm thấy mình may mắn. Đơn giản vậy thôi. Cái gì mới bắt đầu cũng khó khăn cả, ngay cả việc viết bài đầu tiên này cũng khiến tôi phải loay hoay mất ba hôm. Nhưng tôi sẽ cố gắng duy trì và không để nó mốc meo, à mà hi vọng là biết đâu đấy, lúc nào đấy, một người xa lạ nào đấy vô tình đọc được những bài viết của tôi và khiến họ có thể tìm thấy một phần cảm xúc của mình trong các bài viết đó. Đối với tôi thế là quá đỗi hạnh phúc rồi. *Chúc cả thế giới ngủ ngon* :).
Nước Bỉ, ừ thì cảnh cũng không đẹp lắm, ừ thì nó cũng hơi bé và ừ thì thời tiết cũng có hơi dở hơi thật đấy nhưng nó lại là điểm đến ...
Tôi tận hưởng "nó" trong từng khoảnh khắc trôi qua của cuộc đời mình, những điều không thể nói ra bằng lời.
tháng 4 2017
Đối với tôi, Bỉ là cái gì đó rất đỗi thân thương ~
Nước Bỉ, ừ thì cảnh cũng không đẹp lắm, ừ thì nó cũng hơi bé và ừ thì thời tiết cũng có hơi dở hơi thật đấy nhưng nó lại là điểm đến để lại ấn tượng và cảm xúc lớn nhất với mình khi đến Châu Âu. Nhớ lần đầu tiên đến Trung tâm hội chữ thập đỏ dành cho người dân tị nạn ở Nonceveux, mình đã có chút cảm giác e dè, không phải vì lý do gì quá rõ ràng, chỉ là lần đầu tiên vào một phòng ăn có rất nhiều người đến từ nhiều nước khác nhau, nhiều màu da, nhiều trang phục, người ăn bằng dĩa và người ăn bằng tay…Thế đấy, thế mà lúc nào mình cũng nghĩ mình cởi cởi mở mở lắm :3 |
Nhóm tình nguyện viên ở Bỉ |
Khu
ở tập thể của cư dân tại trung tâm.
|
Ngay
tối hôm sau, bọn mình nhận được một món quà đến từ Eme. Mặc dù cô ấy không biết
tiếng Anh, nhưng cô ấy đã nhờ một em Somali viết hộ những điều cô ấy muốn nói
bằng tiếng anh cho nhóm bọn mình. Cảm giác thật khó tả khi đọc được lá thư, mỗi
người đều muốn giữ nó, kết quả là phải đi photo mỗi người một bản. Không liên
quan lắm nhưng cô ấy viết nhầm tên mình, Juyen chứ không phải là Huyen :D.
Công việc chính của nhóm ở tuần đầu là sơn cửa và phòng cho một nhóm thanh thiếu niên. Ban ngày họ đi học ở trường cách đấy 40 phút đi xe bus, phòng con trai nhưng mình toàn sơn màu hồng cho bọn nó, cũng may là bọn nó không xuống chỗ Reception tra hỏi ai đã sơn màu hồng trong phòng, không chắc mình cũng tơi tả luôn :D.
Tuần thứ hai thì bọn mình được phân loại quần áo mà những nơi khác quyên góp cho cư dân ở trung tâm. Phải nói là núi quần áo chả khác gì đồ secondhand ở Đông Tác thần thánh, mỗi tội ở đây đồ đẹp mà xịn hơn nhiều thôi. Quần áo sau khi được chọn lọc và giặt sạch sẽ sẽ được trưng bày trong một phòng khá rộng. Phòng ấy không thực sự quá đẹp nhưng được phân chia thành các khu quần áo cho: trẻ em, phụ nữ và đàn ông, cảm giác họ có được sự tôn trọng khi họ có thể được lựa chọn quần áo cho riêng mình chứ không phải theo kiểu phát cái gì thì mặc cái ấy. Một điểm đặc biệt nữa là mọi thứ ở trung tâm nếu cư dân muốn nhận đều phải trả một khoản tiền nhất định, ví dụ như 3 cái áo phông cho con trai thì chỉ có 0,1 Euro mà thôi. Mục đích là muốn họ quý trọng những cái mà họ nhận được, chứ không phải kiểu cứ thích là lấy bừa bãi rồi về lại không dùng đến.
Hai ngày cuối cùng ở trung tâm bọn mình được học về cách phân loại rác. Và nhiệm vụ là đi đến từng phòng một nói với cư dân về cách phân loại rác, kèm theo việc lao vào thùng rác của họ và phân loại mẫu cho họ luôn ==’. Thực sự trước giờ mình cũng toàn vứt mọi thứ lung tung vào một thùng rác, đến bây giờ mới thực sự hiểu thế nào là phân loại rác. Chai thủy tinh màu trắng thì bỏ vào thùng trắng, chai thủy tinh có màu thì bỏ vào thùng màu xanh. Giấy và bìa các tông để một chỗ. Đồ có thể tái chế thì để vào túi màu xanh, để tiết kiệm diện tích thì nên đập bẹp nó trước. Còn túi màu đen thì để những thứ không thể tái chế được. Không phải ở riêng Bỉ mà các nước phương tây nói chung họ đều ít dùng túi nilon. Rõ nhất là việc đi siêu thị, ai cũng đều mang theo túi ở nhà đi, nếu muốn dùng túi nilon thì phải mua chứ họ không được cho thừa thãi như ở Việt Nam mình. Cô nhân viên ở trung tâm bảo mình là túi rác màu đen, cái túi mà dùng để đựng những thứ không thể tái chế được có giá hơn 1 Euro một túi, túi màu xanh thì rẻ hơn nhiều. Cô ấy còn tìm được một trò chơi trên mạng về việc phân loại rác, chỉ đơn giản là máy tính đưa ra đồ vật và mình chọn nó vào túi nào thôi. Cư dân được thực hành trò chơi này, trông có vẻ đơn giản nhưng lại có kết quả đến không ngờ, họ bảo giờ họ nhớ hơn nhiều so với việc nghe bọn mình lảm nhảm.
Sau bữa ăn tối, trong lúc mọi người trong nhóm lên quán Bar (ngay ở tầng 3 trong trung tâm) thì mình lại toàn chạy ra ngoài và chơi đá bóng với bọn trẻ con. Chắc vì thế mà bọn nó quý mình lắm lắm (mình nghĩ thế :D). Mình lại còn hay mon men lại phòng ăn và phòng giặt quần áo để có thể nói chuyện với họ nhiều hơn. Kết quả là sau đấy cả nhóm mình đều được mời đến ăn bữa tối thứ hai lúc 9h tối, khi thì nhóm Somali, khi thì nhóm Palestin, khi thì nhóm Iraq. Việc lại là con bé Châu Á duy nhất trong nhóm và ở trung tâm nên ai cũng đua nhau chụp ảnh với mình, cười méo hết cả miệng luôn, nhưng thực sự là rất vui luôn. Trừ việc phải ăn hết đĩa thức ăn đến nỗi không thở được thì mọi thứ đều tuyệt.
Nói về ăn uống, trung tâm có tổ chức một buổi “Special Dinner”, vào buổi này, họ mời những vị khách và người dân ở các vùng lân cận đến trung tâm để có thể giao lưu và trò chuyện với những cư dân trong trung tâm. Mỗi người được phát một tập gồm năm phiếu. Bốn phiếu đầu là để đi đến bốn khu vực có món ăn của các nước: Somali, Afghanistan, Iraq, Syria. Phiếu cuối cùng là đến chỗ ăn đồ tráng miệng của Ukraina gồm 3 miếng bánh to và có trà siêu ngon nữa. Vào đêm hôm đấy ai cũng chọn cho mình những bộ quần áo rất đẹp, có người còn có cả đồ truyền thống của nước họ. Cảm giác tất cả mọi người, từ những vị khách đến cư dân, tất cả mọi người ngồi quây quần bên một vòng tròn bàn ăn lớn như một gia đình, họ trò chuyện vui vẻ và cởi mở với nhau, không khí thực sự, thực sự rất tuyệt.
Hôm đấy mình được giao nhiệm vụ đứng ở quầy Bar và rót đồ uống cho khách. Mặc cái áo trên mình và luôn miệng nói tôi đến từ Việt Nam, lúc đầu họ còn tưởng mình là Người dân tị nạn ở đây thì phải (ờ thì nhìn cũng hơi tội tội thật) :D. Phải nói thêm là hầu như cư dân ở đây ai cũng đều nói được tiếng Anh và tiếng Pháp. Có lần bọn họ hỏi mình, mày biết mỗi tiếng Anh thôi à, mình tức quá bảo, tao biết cả tiếng Việt nữa. Thế là bọn họ cười ầm ĩ hết cả lên :3)
Điều kiện cuộc sống ở trung tâm cho cư dân khá tốt, ít nhất là tốt hơn mình tưởng tưởng lúc đầu. Họ được cung cấp ba bữa ăn hàng ngày. Đồ ăn buổi trưa thì có sang chảnh hơn đồ ăn buổi tối một chút, có 3 món ăn chính, một món súp, kèm theo đồ tráng miệng, lúc thì hoa quả, lúc thì bánh ngọt or sữa chua. Buổi tối thì có 2 món chính và một món súp. Chắc vì thế nên họ thường nấu ăn thêm vào buổi tối ở phòng bếp nhỏ. Sữa, trà và càfe đều được cung cấp sau bữa ăn cho tất cả mọi người. Hàng tuần họ được nhận Pocket Money 7,45 Euro cho một người lớn. Lúc đầu mình cũng hơi choáng vì thực sự giá trị quá bé, như thế thì họ làm sao mua gì được. Nhưng sau đó để ý mình mới hiểu, ở quán Bar trong trung tâm, mọi thứ họ quán đều rất rẻ, ví dụ như cola chỉ có 0,1 Euro, bánh socola 0,3 Euro. Kiểu kiểu thế, nên với 7,45 Euro họ vẫn có thể hàng ngày uống cola và ăn bánh :D. Nếu họ muốn hút thuốc (tầm hơn 5 Euro một gói) hoặc mua đồ ăn để nấu riêng thì họ có thể đăng kí làm việc ngay trong trung tâm. Công việc là lau chùi các phòng và sảnh, làm việc trong nhà bếp, đứng phát đồ ăn…và mỗi tiếng thì họ nhận được 1,3 Euro.
Nếu có nhu cầu đi chơi đâu đó cuối tuần thì họ có thể nhận vé xe bus và vé tàu miễn phí ở Reception. Đồ dùng cá nhân thì họ được đổi theo xu mà họ nhận hàng tuần. Căn cứ vào những vật dùng lâu hay nhanh mà họ phải dùng bao nhiêu xu, ví dụ giấy vệ sinh thì cần 2 xu, còn dầu gội đầu dùng lâu hơn thì 4 xu. Mình thấy cách này rất hay, ít nhất là để cư dân có ý thức về việc phân phối và đổi số đồ họ thực sự cần thiết, chứ không phải là thích cái gì là được nhận cái đó, điều đó sẽ rất hay dẫn đến việc lãng phí.
Điểm mình thấy vô cùng bất ngờ về Bỉ đấy là họ có thể trao nhà cho cư dân ở mọi nơi trên đất nước, tất nhiên là điều đó cũng không phải dễ dàng chút nào. Cư dân phải trải qua ít nhất 2 cuộc phỏng vấn. Mà mỗi cuộc lại phải đợi đến hơn 4 tháng. Zora (cô bé sống trong trung tâm) bảo mình là nhà em đã sống ở trung tâm được 4 năm rồi. Lý do chắc họ không thể nhận được nhà là vì mẹ em đã sinh thêm 2 bé trai nữa, một bé 3 tuổi và một bé hơn 1 tuổi :D. Cũng nhiều người khác đã đợi Positive Paper rất lâu rồi mà vẫn chưa được, nghĩ lại thì cũng đúng thôi, Bỉ khá bé và số lượng dân tị nạn đến đây khá đông, họ không thể cung cấp nhà cho tất cả mọi người được ==’. Dù sao thì mình cũng thấy ngưỡng mộ Bỉ vì họ thực sự có chế độ quá tốt đối với người dân tị nạn.
Ngày cuối cùng ở trung tâm, nhóm mình đã làm bánh và mời mọi người đến quán Bar. Riêng mình thì làm gần 50 cái nem, sau đó cắt ra làm đôi và mang đến nơi phát đồ ăn để mời mọi người. 100 miếng nem, may mắn là cũng đủ cho mọi người vì có những người ăn chay và mình đã thay thịt lợn bằng thịt bò để nhiều người có thể ăn được. Họ đã ăn và khen ngon rất nhiệt tình vì biết đấy là do mình làm :D.
|
Em bé người Congo vô cùng hứng với món Nem của mình :) |
Những câu chuyện mình
được nghe từ những người mình gặp chắc chắn không bao giờ mình có thể quên
được. Phải mất 8 năm anh chàng Mcdonald từ Cameroon mới đến được Bỉ. Tại vì
anh không có tiền nên mỗi lần di chuyển qua nước này đến nước khác, anh phải
ở lại và làm mọi việc để có thể đi tiếp, tất nhiên là anh không quên kể về
những chuyến tàu trên biển, vô số người chết, một nỗi ám ảnh lớn đối với anh.
Hay là nghe kể về những vụ mâu thuẫn nội bộ ở Somali và họ nói rằng sẽ không
bao giờ chấm dứt được đâu. Tất cả đều cho mình cái nhìn rộng hơn về tình
trạng người dân tị nạn ở đây.
Chị người Afghanistan (thực
sự mình chỉ biết gọi chứ không biết cách viết tên chị ấy như thế nào :3), chị
ấy có 5 đứa con, 4 trai và một gái. Có lẽ vì thân với bọn trẻ con nên mình
cũng dễ dàng nói chuyện với chị nhiều hơn. Chị bảo chồng chị là một bác sĩ về
phẫu thuật tim nổi tiếng ở Afghanistan, ở Afghanistan rất loạn và có một nhóm
người luôn gửi thư dọa giết các con chị. Các con chị không thể đến trường,
không được ra khỏi nhà, và nghĩ đến tương lai của các con nên chị phải đi.
Một thân một mình chị dẫn 5 đứa con nhỏ (đứa lớn nhất mới hơn 13 tuổi, đứa bé
nhất 4 tuổi) đi sang Bỉ. May mắn vì chị chỉ mất có 20 ngày để đến được Bỉ và
chị không để lạc mất đứa con nào trong lúc di chuyển. Nhưng chị nói đến đây
hầu như ngày nào chị cũng khóc và nhớ chồng. Chồng chị hiện đang ở Afghanistan
làm việc và lúc nào cũng có cảnh sát bảo vệ. Mặc dù bọn trẻ được cung cấp
thức ăn và đến trường miễn phí nhưng bọn trẻ vẫn có nhiều nhu cầu về đồ ăn,
thức uống và quần áo riêng. Chồng chị vẫn phải ở Afghanistan và gửi tiền hàng
tháng để chị nuôi con. Đêm cuối cùng ở trung tâm mình đến phòng chị chơi,
tặng bọn trẻ con một cái cờ Việt Nam, Chị cất cẩn thận vào tủ, Chị bảo đấy là
quà của mình nên chị sẽ giữ gìn cẩn thận. Chị bảo từ khi nhóm mình đến đây,
bọn trẻ vui lắm, hôm nào về cũng kể chuyện, đặc biệt là về mình, bọn nó thích
chơi đá bóng với mình lắm. Chắc vì trải qua một quãng đường dài và vô cùng
khó khăn mới đến được đây nên hình như bọn nó hiểu chuyện và kiên cường hơn nhiều
so với những đứa trẻ khác bằng tuổi. Lúc chơi mặc dù ngã rất đau nhưng lúc
nào chũng cũng bật dậy và cười ngay được.
Mình đã xin email của thằng
lớn con Chị để sau này có thể liên lạc với chị và biết được tình hình của bọn
trẻ con như thế nào. Hai ngày cuối lúc bọn nó biết mình sắp rời đi, lúc nào
chúng cũng hỏi mình về việc mình về Việt Nam thật à, có lần mình trả lời
“không đi đâu hết” thì bọn nó mừng rỡ ra mặt, còn chạy lại xem bản đồ xem
Việt Nam ở đâu và cách Bỉ bao xa, thực sự ai cũng biết là rất xa mà ==’.
Hai tuần ở trung tâm đã
giúp mình học được vô số điều, được gặp gỡ những con người mà mình chưa bao
giờ nghĩ là mình có thể gặp được khi đến Châu Âu và hơn hết là đã cho mình sự
mở lòng nhiều hơn với “Refugees”- những người sống xa quê hương, xa gia đình,
chịu vô số những nỗi đau, luôn mong ngóng và cầu nguyện cho những người thân
ở nhà được bình yên, cho dù mọi thứ có tốt thế nào thì cũng không thể bù đắp
được những mất mát trong họ. Cảm thấy Việt Nam, có thể nói là ở thời điểm
hiện tại, vẫn cho mình một nơi an toàn để sống và có thể làm những việc mình
thích, hơn hết là luôn có một mái ấm để trở về. Thế là đủ rồi.
|
or reload the browser
0 nhận xét: