Hello everyone,  I'm Mahmoud Qeshreh, I am 26 years old. This is the story of my arrival in Belgium. I hope you enjoy it and share it ju...

Mahmoud's Journey Through Europe Mahmoud's Journey Through Europe

Tôi tận hưởng "nó" trong từng khoảnh khắc trôi qua của cuộc đời mình, những điều không thể nói ra bằng lời.

Hello everyone, 
I'm Mahmoud Qeshreh, I am 26 years old.
This is the story of my arrival in Belgium.
I hope you enjoy it and share it just to let all people know how dangerous it is to come here.
Let's start.

 

1/8/2015 - The Start
This date was the date that has changed my life completely. It has changed my plans and every single thing in my life. 
I had lived in Istanbul for 15 months before coming to Belgium. It was very difficult, so the only choice for me was to travel to Europe by sea. I had had no idea it was going to be that dangerous. 
I went from Istanbul to Izmir and found one person who agreed to help us to travel from Turkey to Greece. We were 10 people, all boys. We met the person and we had a deal: he said he would take us to Greece by boat and charge 1200 US dollars. We couldn't find another person who would have charged less money. He told us, “Be ready. I will call you tomorrow and tell you about the time we are leaving.”
The next day we were ready. All bags were packed, so we were just waiting for him to call us. The day almost ended, but he did not call. He called us at 11 pm and told us," We can't leave today, we will go tomorrow." Then we went to bed and got ready for the trip the next day. 
However, the same thing happened again and again. We were waiting for five days. On day 6 the person called us and told us to get ready. This time he promised that there would be no change. In 10 minutes we got ready and we were waiting for his call. He called us and told us to come and meet him in the center of Izmir. We went there. There were a lot of people who were waiting for other people for the same reason. And then the first trial started. 
He took us to a house in the countryside and left us there. He also told us to wait for the truck. Three hours later the truck came. The maximum number who can be in the truck is 20, whereas we were 80. We went into the truck and it was very very bad. No place to sit down. After 4.5 hours I couldn’t even move my leg because I did not feel it. 
Then we finally arrived at the point where we could take the boat, but a lot of police were there. We could not move and we had to stay in the forest for  3 hours. After that, we went to the boats and started our trip.
It was very safe. The sea was very nice, but before we arrived at the borders between Turkey and Greece, the Turkish police caught us and took us to Turkey again. It was horrible. Everyone was crying, including me. At that moment I felt that I lost my hope and it's the end of my life. However, I convinced myself to try it one more time and that is what happened.

The Second - Disappointment
We left Izmir and went to the city called Bodrum. It was the second place we could go to get to Greece. We talked to another person to help us. He told us, "Ok, you should be ready very soon to go." And the same thing happened, just like in Izmir. We had been waiting for 3 days to leave, but this time we did not have to use a truck to arrive to the point. We got in the boat and everything was good, except for the sea that was bad and the waves that were high. 
The sailor of the boat didn't know how to sail it very well. The waves were very high and it was in the middle of the night. No lights, just light of the moon. 100 meters later, the sailor lost control, and the boat sunk in the sea. We had to swim back to the beach, at the same time helping old women and men to arrive safely. We were shocked. I could not believe this. This time my hope was completely devastated.
My friend told me, "Let's try for the last time and if we can't do it, let’s go back." I agreed with him.
Again, we talked to another person to help us and he was the only person who was honest with us. He told us that we were leaving tomorrow. Indeed, the next day we went to the point, got into the boat, and started the trip. Again, in the middle of the night. Again, there were no lights, just the light of the moon. This time the sea was good. No high waves during the 2.5 hours of the trip. 
Finally, we arrived at the Kos island of Greece. I can't tell you what it meant to me. We were extremely happy. We did it. WE DID IT. It was the most amazing feeling you can ever feel. 
BBC, UNHCR, and CNN were waiting for us. They started taking photos of us. We became famous. And then we made the second step. 
We had walked for about 2 hours before we arrived at the police station. We needed an official paper from them that would allow us to go to Athens, the capital of Greece. Of course, a lot of people were there so we had to find a hotel to stay in. And there was a big problem: no hotels. We saw about 10 hotels and all of them were full. We stayed on the street the entire evening and eventually we found a hotel just for 4 people. The rest of us kept looking for a hotel until they found one. We took a shower and went to sleep because we were very tired. 
The next day we went to the police station to take the paper but the same situation occurred: lots of people were waiting there. We could not take the paper and we had to stay one more night at the hotel. The next day the same thing happened. It happened again and again for 4 days. Then we received the paper and took the steamship to Athens. 
We arrived in Athens at 9 am and found a hotel. We talked to a person who agreed to take us to the border between Greece and Macedonia. The next day we took a bus towards the border. We arrived at 6 pm and some people told us that it was dangerous to go at that time. They suggested waiting until the next day, but we did not want to wait anymore. We kept moving.
There were about 100 of us walking together, so it was safe, you may say. We were walking into the fields while it was raining. It was a bad walk, but we had to do it. 4 hours later we arrived in Macedonia. The second step of our trip was made.
We kept moving until we arrived at the train station. We wanted to go to the border between Serbia and Macedonia. At the train station in Macedonia, there were about 1500 people waiting for the train to come. 3 hours later the train came. The train had 6 doors. Imagine how many people there were in each door. I entered the train from the window, not from the door. I fell down onto the train floor and about 100 people walked on me. I stayed like this for 20 minutes until my friends found me and lifted me up. Sounds too bad, right? You will see things that are much worse than that.
Do you remember the truck we took from Turkey to Greece during our first try? The same thing happened here. I was standing for 4 hours in the truck. I stopped feeling my legs. It was really bad. 4 later hours we arrived at the border. One girl from UNHCR told us about the right way to take in order to cross the border. And we started walking. 
5 hours of walking between the wet fields as it was raining really hard. It was terrible. Of course, it was very dark. In the end, we arrived at the first village of Serbia. There we had to be very careful because if the people had seen us, they would have called the police and the police would have brought us back to Macedonia. We were walking silently. 
Then we arrived at the third village. We crossed 3 villages on foot. From the third village, we took a bus to Belgrade, the capital of Serbia. We arrived there at night and it was raining so much. All hotels were full. It was so difficult to find a hotel. Of course, every 4 people were in a different hotel. The next day we went to the bus station to take the bus to the last village of Serbia, which is the nearest point to the border with Hungary. 
We arrived in that village at 6 pm. We started our most dangerous and difficult part of the trip at 8 pm. We started walking just in our group, there were no other people with us. We had two ways to cross the borders, by crossing the riverway or using the railway. We chose the railway because it was safer. We were moving on the left side of the railway. 
Suddenly a policeman's light was on us. We started running while he was trying to shoot us with his gun. I will never forget what happened then. The policeman shot my best friend. He died. My best friend died, and I could not do anything. Why him, why not me? Why him? It was the worst moment of my life.
I have known him for 20 years. His father died when he was born. He didn't have any brothers or sisters. He lived with his mother. I lost him just because he was trying to have a future. He was hoping for the best. Every time I remember that I cry. I won't be able to tell you what happened when I told his mother about this accident. I will never forgive myself. The police took the dead body of my friend while we had to keep moving because I could have lost my life and my hope if I had stopped then. We arrived at the end of the railway and saw a highway. We had to cross it in order to get to the other side of the railway, but a lot of policemen were moving and we needed to choose a perfect moment. We were hiding in the cornfields. It was raining a lot while we were waiting in the cornfields for at least 3 hours. 
When the police car left the highway, we crossed the highway and continued our trip on the railway. We continued walking through the wet fields, crossing the highways, and keeping close to the railway in the heavy rain. At the end of the railway, we found a person who had a truck and took us to Budapest, the capital of Hungary.

We arrived in Budapest at 6 am. We were very wet. We were looking for a hotel, but, again, we could not find one. The man who brought us to Budapest left us in a small forest where we changed our wet clothes very fast. It was very cold. You can't imagine how it was. Then we called a taxi to take us from Hungary to Germany, but we couldn't find one till 12 pm. We were hiding from the police as well as from the people because if they had seen us, they would have called the police for sure.
We got a taxi and we made our last step. The driver was drunk and we could have ended up in an accident several times. He was driving so fast, going right and left on the highway. We were scared, but fortunately, we arrived safely. 
We arrived at the first city in Germany where the driver left us in the middle of a big forest. Again, we had to walk to the train station. While we were walking, the German police saw us. They were very nice to us, especially when they realized that we are from Syria. They took us to the police station and gave us food and blankets. Then, in the afternoon they took us to the shelter and left us there. Soon we escaped and went to the train station and from there every one of us went alone.
From 1/8/2015 to 24/8/2015... This is how much time it takes to arrive in Germany. 27/8/2015 I arrived in Belgium by train.

This is the story of my trip from Turkey to Belgium. I hope you enjoyed it.
---------
Tôi vẫn nhớ khuôn mặt luôn nở nụ cười, tự gấp hoa giấy tặng cho tôi mỗi lần tôi đứng phát bánh mì trong nhà ăn. Những hình ảnh về chiến tranh bạo động, những cuộc rượt đuổi và ánh sáng le lói trong đêm đó hi vọng sẽ sớm được thay bằng sự bình yên trong tâm trí anh!
~ Be Gratitude ~
 
 

2 giờ sáng... *giật giật* "Đến Quỳnh Lưu rồi em ơi". Anh phụ xe khe khẽ nói rồi quay trở lại phía đầu xe. Tôi loay hoay ...

Cảm ơn những người tốt xung quanh tôi đã giúp tôi trở thành người tốt Cảm ơn những người tốt xung quanh tôi đã giúp tôi trở thành người tốt

Tôi tận hưởng "nó" trong từng khoảnh khắc trôi qua của cuộc đời mình, những điều không thể nói ra bằng lời.


2 giờ sáng...
*giật giật* "Đến Quỳnh Lưu rồi em ơi". Anh phụ xe khe khẽ nói rồi quay trở lại phía đầu xe.
Tôi loay hoay lấy đồ rồi gọi Dì cùng Bầu xuống xe. 
Vẫn trong cơn mê ngủ nhưng tôi vẫn nhớ ra mình nên làm gì lúc đó.
"Cho cháu hỏi đây là ở chỗ nào Quỳnh Lưu ạ?". Bác xe ôm bên đường cười cười rồi bảo: "Thị trấn Cầu Giát, đi xe ôm không cháu?". 
Đây là lần đầu tiên chúng tôi đến Quỳnh Lưu nên chúng tôi cũng không thực sự biết nó là ở chỗ nào nữa. Lấy điện thoại ra gọi cho Đức, thằng bạn cấp ba nghìn năm không gặp, đã liên hệ chiều hôm trước, nó bảo bọn tôi đi quá nhà nó gần hai cây rồi.
Bầu bị say xe nên chúng tôi quyết định đi bộ ngược về hướng nhà Đức. Con đường quốc lộ Bắc Nam vẫn nườm nượp xe qua lại nhưng hai bên đường thì đúng là tối đen không một bóng hình. Nói thật là tôi không hề có chút sợ hãi, có thể vì tôi đã trải qua cảm giác một mình khuya khoắt ở một nơi xa xôi hơn rất nhiều, một phần nữa vì có thêm hai người thân cận đi cùng tôi, có chuyện gì thì chúng tôi cũng dễ xoay sở hơn. Vừa đi chúng tôi vừa mở nhạc Sơn Tùng làm mấy con chó trong mấy nhà hai bên đường cứ sủa ầm ĩ hết cả lên, nói thật lúc đó tôi chỉ sợ bị chó rượt mà thôi.
Đi được một lúc thì thấy Đức chạy xe máy ra, bọn tôi để Bầu lên xe về trước, còn tôi với Dì đi một lúc cũng đến được điểm mà Đức bảo. Hai rưỡi chúng tôi đã về được đến nhà Đức, mẹ Đức ra đón chúng tôi, còn em trai Đức đang ngủ ở ghế dài ngoài phòng khách để nhường phòng cho chúng tôi về ngủ. Nói thật là chúng tôi thấy hơi ngại vì làm phiền cả nhà Đức như vậy, nhưng sự nhiệt tình của cả nhà Đức đã khiến chúng tôi thấy đỡ ngại và đón nhận với lòng cảm kích sâu sắc hơn :).
Sở dĩ có chuyến đi chớp nhoáng như vậy vì chiều hôm trước, chúng tôi được biết tin bố của Mai Mai vừa mất và chúng tôi chỉ kịp đặt chuyến xe sớm nhất về Quỳnh Lưu vào giờ hoàng đạo như vậy. Mai Mai ít hơn bọn tôi một tuổi, nhưng chúng tôi đã xem Mai Mai là một thành viên không thể thiếu trong mỗi dịp tụ tập ăn chơi của lớp cấp ba, tính sơ sơ bọn tôi cũng chơi với Mai Mai hơn 7 năm rồi. 
Nói thật tôi không phải là người thân nhất với Mai Mai trong lớp, nhưng tôi bắt đầu thân hơn với Mai Mai là lúc lớp chúng tôi đi phượt và tôi bị gãy chân. Trong lúc nẹp chân nằm chờ ở bệnh viện, Mai Mai là người túc trực bên cạnh tôi, nắm tay tôi, bóp tay bóp chân để xoa dịu cơn đau của tôi. Lúc ấy tôi chỉ biết nằm đấy, nhắm mắt vì không muốn nhìn thấy ai cả. Mãi sau này tôi mới biết đấy là Mai Mai vì lúc ấy trong phòng cấp cứu không được nói chuyện làm ồn và lúc đó tôi cũng không có tâm trạng để nói chuyện với ai cả. Lần thứ hai tôi nằm viện vì vỡ ruột thừa, Mai Mai ngày nào cũng vào thăm tôi, vẫn không quên bóp tay bóp chân liên tục cho tôi. Tôi cảm nhận được một tình cảm từ Mai Mai, một người có trái tim ấm áp vô cùng. Tôi luôn tự nhủ với lòng mình phải tốt với Mai Mai vì không dễ gì mà có người tốt với mình như vậy...
Lúc biết tin bố Mai Mai bệnh nặng, tôi chỉ hỏi han qua bạn bè vì Mai Mai không muốn thông báo đến mọi người xung quanh, lúc nào em cũng vậy, cố tỏ ra mạnh mẽ nhưng thực ra bên trong lại rất yếu đuối. 
Buổi sáng hôm sau đến nhà Mai Mai thắp hương, ngồi đợi một lúc thì Mai Mai ra thăm mộ bố về, thấy bọn tôi Mai Mai không nói gì, em chạy vào nhà một lúc, chắc để trấn tĩnh lại mình rồi mới ra gặp bọn tôi. Em không nói gì. Mẹ em kể lại quá trình từ lúc bố em mắc bệnh, cả nhà đã cùng bố chống lại căn bệnh với niềm lạc quan như thế nào. Mai Mai lại không kìm được cảm xúc của mình, em khóc lúc nào không hay. Chúng tôi ngồi đó, không biết làm gì hơn ngoài sự có mặt cho em, để em biết được rằng có khó khăn gì ập đến thì chúng tôi cũng ở bên cạnh em...
Chiều hôm đấy chúng tôi quay lại Hà Nội, cả ba đều mệt nhưng mệt nhất vẫn là Bầu. Ngay trước hôm đi Quỳnh Lưu. nó đã phải túc trực cả ngày ở Bệnh viện vì O nó có ca phẫu thuật ở Bạch Mai. Chiều tối thì nó đi học đến tận 9 giờ tối mới về, chưa kịp ăn gì lại chạy ra bến xe để đi cùng chúng tôi về quê. Vài ngày nữa là nó thi nội trú YHN, một kỳ thi có thể xem là rất quan trọng đối với những người học Y, nhưng nó vẫn quyết định về QL cùng với tôi và Dì, nó còn dặn riêng tôi "m đừng nói với ai là t đi nha, cứ im lặng để t đi thôi". Thật sự ai ở trong hoàn cảnh đó mới biết việc có mặt của Bầu đúng là một sự động viên rất lớn không chỉ dành cho Mai Mai mà cả cho t nữa. Không dễ gì khi đang ở trong một thời gian nước rút như vậy mà vẫn dành thời gian cho người khác, cái này tôi thấy mình thực sự phải học hỏi Bầu nhiều nhiều. Bầu nó cũng bận rộn như bao đứa khác, nhưng nó luôn làm cho tôi thấy cảm giác lúc nào tôi nhắn tin, tôi gọi nó thì nó cũng sẵn sàng nghe và đi cùng tôi đi đâu đó, cảm giác những mình luôn được chào mừng khi tìm đến nó vậy. 
Thế đấy, còn rất rất nhiều người tốt ở bên cạnh tôi hay đơn giản là những cử chỉ tôi được bắt gặp đâu đó ngoài đường, cũng khiến tôi trở thành một con người tốt hơn từng ngày. Đã có lúc tôi tự hỏi vấn lại bản thân mình rằng, liệu nhiều lúc m làm việc tốt có phải vì mong đợi được nhận lại được lợi lộc gì từ người khác hay không, giờ thì tôi đã đủ tự tin để trả lời câu hỏi của chính mình rằng "Tôi làm việc tốt vì nó nuôi dưỡng hạt giống tốt trong lòng tôi và chỉ đơn giản là giúp tôi thấy vui vẻ, thấy mình sống thật là có ích, chỉ thế thôi". :)

Estonia là địa điểm workcamp cuối cùng của tôi ở Châu Âu. Tôi chỉ muốn nói qua là đó là một đất nước nhỏ nhưng rất xinh đẹp, ở ngay c...

Estonia và câu chuyện làm clip ~ Estonia và câu chuyện làm clip ~

Tôi tận hưởng "nó" trong từng khoảnh khắc trôi qua của cuộc đời mình, những điều không thể nói ra bằng lời.


Estonia là địa điểm workcamp cuối cùng của tôi ở Châu Âu. Tôi chỉ muốn nói qua là đó là một đất nước nhỏ nhưng rất xinh đẹp, ở ngay cạnh Nga và là thành viên của khối liên minh Châu Âu nhé các bạn, nói thế thôi chứ lúc đầu mình cũng tưởng nó ở Châu Phi.
Không như những Workcamp khác tôi chọn ngôn từ để diễn tả những sự kiện và cảm xúc mình được trải qua, lần này tôi chọn cách thể hiện qua hình ảnh động, chân thực và đọng lại nhiều xúc cảm trong tôi nhất.
Tôi còn nhớ như in lần đầu tiên mình mày mò làm clip chỉ là để chúc mừng sinh nhật một đứa bạn thân, ngay lập tức tôi mê mẩn và thích thú với cái phần mềm là clip đó kinh khủng. Không dừng lại ở việc xem clip như trước kia, tôi chú ý quan sát nhiều hơn đến bối cảnh, hình ảnh xuất hiện, góc quay và cả âm nhạc tạo hiệu ứng thêm cho mỗi clip mình xem nữa. Cứ thế, cứ thế rồi sự mày mò đó vô tình cho tôi thêm cơ hội tham gia vào một số tổ chức tôi đã bỏ lỡ một số lần trước đó. Kể cũng lạ, ngồi hàng giờ, cắt cắt ghép ghép, nhạc nhạc nhẽo nhẽo tưởng chừng như vô vị đó lại khiến tôi học được cách kiên nhẫn đến khó tin. Từ việc chỉnh sửa từng giây một rồi đến việc vô tình quên ấn nút lưu trong lúc đang làm, rồi lại phải tự thuyết phục mình bình tĩnh để bắt đầu lại từ đầu, khiến tôi có cảm giác lòng kiên trì của mình chưa bao giờ đạt đến đỉnh điểm như vậy. Cũng có thể vì thế mà tôi, không còn là người bốc đồng, không kiểm soát được cảm xúc của bản thân như trước mà dần trở thành một con người trầm tĩnh hơn J
Đối với tôi, việc làm clip không chỉ dừng lại ở việc cắt cắt ghép ghép các hình ảnh lại với nhau, nó còn là cách tôi thể hiện bản thân mình rõ nhất. Không phải là người thích thể hiện mình nhưng tôi thích cảm giác mọi người hiểu được phần nào về mình qua những clip mà tôi làm. Và việc mặc dù  đã nằm lòng từng giây một trong các clip mình làm, cảm giác của tôi vẫn luôn hồi hộp mỗi lần xem lại nó, vì nó thực sự gợi lại cho tôi tất cả những cảm giác và ký ức về khoảng thời gian đã qua đó của mình.
Không cần một sự công nhận nào quá lớn lao, tôi tìm được niềm vui khi tạo ra những clip dành cho những người gần gũi xung quanh mình. Bỏ qua kỹ thuật và máy móc hiện đại, cứ cầm máy lên và làm thôi, đối với tôi sản phẩm cuối cùng không quan trọng bằng việc bạn có một khoảng thời gian vui vẻ như thế nào khi thực hiện nó.
Và Hiiumaa In My Eyes gợi nhớ về quãng thời gian tuyệt vời của tôi, nơi đã dạy tôi từ những điều nhỏ nhặt nhất, nơi tôi đã thực sự sống hết mình như thế nào, để mỗi lần cảm thấy bi quan về bản thân, nó lại giúp tôi vực lại tinh thần để tiếp tục thực hiện những dự định dù mơ hồ nhưng luôn hướng đến những điều tốt đẹp phía trước. Dù thế nào cũng phải mạnh mẽ lên :)



                 Ý tưởng dành thời gian cho những câu chuyện từ chuyến đi tình nguyện 3 tháng ở Châu Âu đã nhen nhóm trong tôi ngay lúc ...

Bí bách, tôi chọn Viết ~ Bí bách, tôi chọn Viết ~

Tôi tận hưởng "nó" trong từng khoảnh khắc trôi qua của cuộc đời mình, những điều không thể nói ra bằng lời.


       
         Ý tưởng dành thời gian cho những câu chuyện từ chuyến đi tình nguyện 3 tháng ở Châu Âu đã nhen nhóm trong tôi ngay lúc tôi vừa về Việt Nam, nhưng kỳ lạ thay, nó tan biến cùng với chuỗi ngày "bình dị" lúc nào không hay. Nó cũng như việc bạn muốn làm gì đó nhưng chưa bắt tay vào làm thì dần già nó cũng chỉ là ý định mà thôi.
         Không dưới ba lần tôi đã viết nhưng thật sự chưa thể tạo ra một cái gì cụ thể để có thể đăng trên blog của mình. Nhiều suy nghĩ cứ quẩn quanh trong đầu tôi, những câu chuyện của tôi, những câu chuyện của những người xung quanh, đôi khi tôi thấy nó bình dị mà thấm thía đến nghẹt thở.
         Hơn 20 năm của cuộc đời, tôi chưa bao giờ đọc nổi một quyển truyện chứ đừng nói đến tiểu thuyết, thế nhưng đúng là trên đời này "cái quái gì cũng có thể xảy ra". Thời điểm tôi phải nằm một chỗ trong hơn 3 tháng đã thôi thúc tôi tìm đến với sách. Dường như một đứa luôn đưa ra lời biện hộ cho mình rằng: Em không thích đọc sách vì em là con người thực tế, em muốn thực hiện bằng hành động chứ không phải mãi để nó trên sách vở", cũng có lúc tôi ngồi đây nghĩ lại và không ngừng cười về những suy nghĩ ngây ngô đó. Tôi đặc biệt ngưỡng mộ và thích chơi với những bạn đọc nhiều sách nhưng tôi chưa bao giờ tự trách mình tại sao lại không giống như họ, sớm nhận ra và yêu sách từ nhỏ để bây giờ có phải là đã thông thái hơn rất nhiều rồi không? *cười*. Biết làm sao được, tất cả đều làm vua thì ai làm quan đây. Chỉ vậy thôi, tất cả những gì tôi muốn nói ở đoạn này chỉ là tôi một cô gái 21 tuổi mới bắt đầu chạm tay vào nguồn tài nguyên vô giá của nhân loại, thế giới sách.
      Từ bé đến lớn tôi đều thích học toán hơn học văn, có lẽ cũng chính vì thế mà tôi giỏi toán hơn văn. Nhưng những ký ức đẹp đẽ và tự hào về thời đi học của tôi giờ chỉ vỏn vẹn về môn văn. Tôi còn nhớ như in cảm giác được cô giáo dạy văn đọc bài Tập Làm Văn của mình trước cả lớp thay vì bài của một bạn học giỏi văn khác. Cảm giác vui sướng, hãnh diện và tự hào khó tả lắm lắm. Đấy là bài tập làm văn miêu tả cây đào, tôi chỉ nhớ mang máng là tôi đã dùng hình ảnh các cành đào chụm vào trong như những người con trở về sum vầy bên gia đình vào ngày tết. Hồi đó thấy tự hào vì cái hình ảnh trừu tượng ấy lắm, sau này mới biết hình dáng đấy là do người ta uốn vào mà thôi. *khóc*.
      Cứ thế, cứ thế, cho đến lúc được xem là trưởng thành, tôi mới nhận ra sự quan trọng của việc "văn hay chữ tốt" nó lớn đến nhường nào. Từ việc điền một cái đơn vào câu lạc bộ ở trường đến việc nộp hồ sơ cho các tổ chức tình nguyện lớn hơn ở ngoài trường, rồi thì các chương trình phát triển về các lĩnh vực hay ho khác, tất cả đều cần đến việc sắp xếp các con chữ một cách linh hoạt và hiệu quả nhất để thuyết phục người đọc tại sao mình là ứng viên phù hợp và đáng được chọn. Không biết mọi người như thế nào nhưng tôi thực sự tin vào việc những điều tâm huyết nó đều có thể được thể hiện rất rõ qua các con chữ.
      Ngoài những câu chuyện trong các cuốn sách nổi tiếng, tôi đặc biệt thích đọc những bài viết có liên quan đến cảm xúc, tâm trạng, trải nghiệm thực tế của tác giả. Đặng Huỳnh Mai Anh, một chị tôi vô tình follow trên facebook đã mang lại cho tôi rất nhiều cảm xúc qua cách viết giản dị, mộc mạc mà lại vô cùng thấm thía. Tôi còn nhớ như in cái cảm giác đọc được những lời văn mà khiến lòng mình thấy nhẹ nhàng và quá đỗi bình an trong lúc phải vật lộn một mình giữa trời Âu, nó thật sự là liều thuốc vô giá dành cho tôi. Rồi trước chuyến đi bão táp đó, thay vì việc phải tìm hiểu các thông tin về chuyến đi, đường sá, thời tiết hay chuẩn bị đồ, tôi lại chỉ dành thời gian cho những bài notes trên facebook của thầy Vũ Hồ, một người thầy dạy tiếng Anh của tôi. Thầy là người chăm viết notes hơn tất cả những người tôi biết, hơn mấy trăm notes về đủ thể loại review du lịch, chuyện bên lề lớp học, chuyện tình yêu, chuyện du học...Giọng văn của thầy vô cùng giản dị, có thể khiến người ta cười ngay được nhưng cũng để lại sau đó những điều mà khiến bạn phải suy nghĩ. Tôi không nhớ thể nhớ chính xác nội dung của những cái notes của thầy, chỉ nhớ rất rõ một điều là nó làm tôi thấy tự tin hơn, an tâm hơn với chuyến đi điên rồ trước mắt. Thế đấy, có những điều tưởng chừng như chả liên quan đến nhau nhưng lại có giá trị vô cùng lớn, quan trọng là có đủ may mắn để nhận ra những điều đó hay không thôi.
     À đấy, nói mải mê chán chê tôi vẫn chưa nói ra được cái lý do khiến tôi đủ can đảm để lập ra cái blog này. Phần vì dạo gần đây tôi có nhiều tôi có nhiều thời gian, tôi sống chậm với những điều xảy ra vô cùng vội vã xung quanh mình, tôi nhận ra được nhiều điều hơn khoảng thời gian xô bồ trước kia và tất nhiên là tôi cũng có nhiều tâm sự, suy nghĩ thật khó có thể thốt ra bằng lời nói. Cũng phần vì tôi muốn viết ra những câu chuyện hằng ngày tôi cảm nhận được hay đơn giản là tôi có một nơi để lưu giữ lại những điều mà tôi trân trọng, những câu chuyện khiến tôi cảm thấy mình may mắn. Đơn giản vậy thôi. Cái gì mới bắt đầu cũng khó khăn cả, ngay cả việc viết bài đầu tiên này cũng khiến tôi phải loay hoay mất ba hôm. Nhưng tôi sẽ cố gắng duy trì và không để nó mốc meo, à mà hi vọng là biết đâu đấy, lúc nào đấy, một người xa lạ nào đấy vô tình đọc được những bài viết của tôi và khiến họ có thể tìm thấy một phần cảm xúc của mình trong các bài viết đó. Đối với tôi thế là quá đỗi hạnh phúc rồi. *Chúc cả thế giới ngủ ngon* :).

       Nước Bỉ, ừ thì cảnh cũng không đẹp lắm, ừ thì nó cũng hơi bé và ừ thì thời tiết cũng có hơi dở hơi thật đấy nhưng nó lại là điểm đến ...

Đối với tôi, Bỉ là cái gì đó rất đỗi thân thương ~ Đối với tôi, Bỉ là cái gì đó rất đỗi thân thương ~

Tôi tận hưởng "nó" trong từng khoảnh khắc trôi qua của cuộc đời mình, những điều không thể nói ra bằng lời.


       Nước Bỉ, ừ thì cảnh cũng không đẹp lắm, ừ thì nó cũng hơi bé và ừ thì thời tiết cũng có hơi dở hơi thật đấy nhưng nó lại là điểm đến để lại ấn tượng và cảm xúc lớn nhất với mình khi đến Châu Âu.
         Nhớ lần đầu tiên đến Trung tâm hội chữ thập đỏ dành cho người dân tị nạn ở Nonceveux, mình đã có chút cảm giác e dè, không phải vì lý do gì quá rõ ràng, chỉ là lần đầu tiên vào một phòng ăn có rất nhiều người đến từ nhiều nước khác nhau, nhiều màu da, nhiều trang phục, người ăn bằng dĩa và người ăn bằng tay…Thế đấy, thế mà lúc nào mình cũng nghĩ mình cởi cởi mở mở lắm :3
      

Nhóm tình nguyện viên ở Bỉ

Khu ở tập thể của cư dân tại trung tâm.
               Trung tâm có gần 200 cư dân, chủ yếu là người dân đến từ: Somali, Afghanistan, Iraq, Syria. Bọn mình được chia nhau làm các công việc với nhân viên ở trung tâm để hiểu hơn về hoạt động của trung tâm cũng như có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với cư dân ở đây. Đây là lịch làm việc của bọn mình.


Nhớ lần đầu tiên làm việc ở bữa trưa, mình được phân công phát thẻ ăn với Madam Paulin (ở Bỉ người ta thường gọi theo cách này, mình cũng thỉnh thoảng được gọi là Madam :D), chị ấy giải thích cho mình biết tại sao lại phải phát thẻ như vậy. Thẻ hồng là dành cho những người không ăn thịt lợn, thẻ màu xanh lá cây là dành cho những người ăn chay và những người có thể ăn được mọi thứ là thẻ màu xanh da trời. Lý do tại sao phải mất thời gian làm như vậy là để trung tâm có thể cập nhật số lượng người đến nhà ăn hàng ngày, hay đơn giản là họ có thể nhận ra tâm trạng của những cư dân hàng ngày để có thể hỏi han và giúp đỡ họ. Madam Paulin vừa mới quay lại làm việc sau kỳ nghỉ phép, hầu hết mọi người đến nhận thẻ đều hỏi han cô về kỳ nghỉ, còn chạy đến ôm hôn cô sau một thời gian không gặp. 
Lúc ấy thực sự mình thấy có chút gì đó ghen tỵ với Madam Paulin. Rồi mình cũng sớm nhận ra tại sao cô được mọi người yêu mến như vậy. Mỗi lần phát thẻ cô đều tươi cười, hỏi thăm họ và chúc họ ăn ngon miệng. Với những người chỉ nói cho qua không chút cảm xúc như mình thì một tý là mình đã cảm thấy mỏi miệng rồi nhưng cô ấy thì không, vì mình hiểu rằng cô ấy không chỉ nói bằng miệng, cô ấy còn nói bằng cả trái tim…Những lần khác, khi đã quen thân với họ nhiều hơn, lúc đứng phát bánh mì mình đã có thể cười đùa với họ và lúc nào cũng nói: Bon appétit (Tiếng Pháp, có nghĩa là chúc ngon miệng). Có lần họ còn làm trò ảo thuật và tặng hoa giấy (không quên xịt thêm “hương hoa phòng” lên trên) cho mình. Chắc vì thế nên mình thích việc đứng phát bánh mì nhất :D.

Những ngày sau đó, nhóm mình đã lên các hoạt động để tổ chức các hoạt động cho cư dân sau giờ làm việc. Vì thời tiết Bỉ hơi đỏng đảnh, ngày mưa đến 3- 4 lần nên khó mà tổ chức được các hoạt động ngoài trời. Nhưng bọn mình có một phòng thư viện khá rộng rãi để tổ chức hoạt động cho họ. Nhận thấy ở trung tâm có khá ít phụ nữ nên bọn mình đặc biệt quan tâm đến họ. Phụ nữ ở trung tâm chỉ tầm có hơn chục người, vấn đề khó ở chỗ là họ thường không ra khỏi phòng, lúc ăn cũng chỉ ngồi một góc, có người nói được chút tiếng anh, có người nói được tiếng Pháp hoặc là họ chỉ có thể nói được ngôn ngữ của nước họ. Nhóm bọn mình đã phải đi từng phòng một để tìm kiếm phụ nữ và mời họ đến buổi Meeting Point chỉ để tạo không khí và cho họ có cơ hội tiếp xúc với những phụ nữ khác ở trong trung tâm. Mặc dù họ đã lưỡng lự đồng ý buổi hôm đó sẽ đến nhưng đúng hôm đấy mưa lại rất to, cho dù quãng đường từ chỗ khu họ ở đến phòng thư viện không quá xa nhưng cũng chỉ được vài người đến. 

Eme, cô gái người Somali, người mình phải gặp và vận động đến hai lần mới chịu đến điểm hẹn nhưng sau đấy lại vô cùng thích thú với buổi gặp này. Vấn đề khó khăn nhất đấy chính là giao tiếp với họ, nên bọn mình nghĩ ra cách dùng ngôn ngữ hình thể và có minh họa bằng hình ảnh. Mỗi người được phát một tờ giấy, và đầu tiên là họ vẽ về một điểm mà họ thích nhất trên khuôn mặt mình. Sau đó mỗi người sẽ được đổi tờ giấy và vẽ về điểm bạn thấy ấn tượng và thích thú nhất những người còn lại trong phòng, có kèm theo vài câu muốn nói về người ấy. Eme đã vô cùng ngạc nhiên khi chúng tôi nói rằng cô ấy có thể viết bằng tiếng Somali. Thật ra viết và vẽ chỉ là một cách để họ cảm thấy thoải mái và mở lòng hơn thôi nên việc viết bằng thứ tiếng gì cũng không quá quan trọng. Kết thúc buổi gặp gỡ lần đầu mọi người đều rất vui vẻ và hứa sẽ đến buổi gặp vào tuần sau về chủ đề “Làm Đẹp” :D.




Eme (bên trái) và Katrin trong buổi Làm đẹp (trên mặt họ là hỗn hợp mật ong + chuối)

Ngay tối hôm sau, bọn mình nhận được một món quà đến từ Eme. Mặc dù cô ấy không biết tiếng Anh, nhưng cô ấy đã nhờ một em Somali viết hộ những điều cô ấy muốn nói bằng tiếng anh cho nhóm bọn mình. Cảm giác thật khó tả khi đọc được lá thư, mỗi người đều muốn giữ nó, kết quả là phải đi photo mỗi người một bản. Không liên quan lắm nhưng cô ấy viết nhầm tên mình, Juyen chứ không phải là Huyen :D.


Công vic chính ca nhó tuđu là sơn ca và phòng cho mt nhóm thanh thiếu niên. Ban ngày h đi h trường cách đy 40 phúđi xe bus, phòng con trai nhưng mình toàn sơn màu hng cho bn nó, cũng may là bn nó không xung ch Reception tra hi ai đã sơn màu hng trong phòng, không chc mình cũng tơi t luôn :D.
Tun th hai thì bn mình được phân loi quáo mà nhng nơi khác quyên góp cho cư dâ trung tâm. Phi nói là núi quáo ch khác gì đ secondhand  Đông Tác thn thánh, mi t đâđ đp mà xn hơn nhiu thôi. Quáo sau khi được chn lc và git sch s s được trưng bày trong mt phòng khá rng. Phòng y không thc s quá đp nhưng được phân chia thành các khu quáo cho: tr em, ph n và đàông, cm giác h có được s tôn trng khi h có th được la chn quáo cho riêng mình ch không phi theo kiu phát cái gì thì mc cáy. Mđiđc bit na là mi th  trung tâm nếu cư dân mun nhđu phi tr mt khon tin nhđnh, ví d như 3 cááo phông cho con trai thì ch có 0,1 Euro mà thôi. Mđích là mun h quý trng nhng cái mà h nhđược, ch không phi kiu c thích là ly ba bãi ri v li không dùng đến.
Hai ngày cui cùng  trung tâm bn mình được hc v cách phân loi rác. Và nhim v là đđến tng phòng mt nói vi cư dân v cách phân loi rác, kèm theo vic lao vào thùng rác ca h và phân loi mu cho h luôn ==. Thc s trước gi mình cũng toàn vt mi th lung tung vào mt thùng rác, đến bây gi mi thc s hiu thế nào là phân loi rác. Chai thy tinh màu trng thì b vào thùng trng, chai thy tinh có màu thì b vào thùng màu xanh. Giy và bìa các tông đ mt chĐ có th tái chế thì đ vào túi màu xanh, đ tiết kim din tích thì nêđp bp nó trước. Còn túi màđen thì đ nhng th không th tái chế được. Không ph riêng B mà các nước phương tây nói chung h đít dùng túi nilon. Rõ nht là viđi siêu th, ai cũng đu mang theo tú nhà đi, nếu mun dùng túi nilon thì phi mua ch h không được cho tha thãi như  Vit Nam mình. Cô nhân viên  trung tâm bo mình là túi rác màđen, cái túi mà dùng đ đng nhng th không th tái chế được có giá hơn 1 Euro mt túi, túi màu xanh thì r hơn nhiu. Cô y còn tìđược mt trò chơi trên mng v vic phân loi rác, ch đơn gin là máy tính đưa ra đ vt và mình chn nó vào túi nào thôi. Cư dâđược thc hành trò chơi này, trông có v đơn gin nhưng li có kết qu đến không ng, h bo gi h nh hơn nhiu so vi vic nghe bn mình lm nhm.
Sau băn ti, trong lúc mi người trong nhóm lên quán Bar (ngay  tng 3 trong trung tâm) thì mình li toàn chy ra ngoài và chơđá bóng vi bn tr con. Chc vì thế mà bn nó quý mình lm lm (mình nghĩ thế :D). Mình li còn hay mon men li phòng ăn và phòng git quáđ có th nói chuyn vi h nhiu hơn. Kết qu là sau đy c nhóm mình đđược mđếăn ba ti th hai lúc 9h ti, khi thì nhóm Somali, khi thì nhóm Palestin, khi thì nhóm Iraq. Vic li là con bé ChâÁ duy nht trong nhóm và  trung tâm nên ai cũng đua nhau chnh vi mình, cười méo hết c ming luôn, nhưng thc s là rt vui luôn. Tr vic phăn hếđĩa thăđến ni không th được thì mi th đu tuyt.
Nói v ăn ung, trung tâm có t chc mt buSpecial Dinner, vào bui này, h mi nhng v khách và người dâ các vùng lân cđến trung tâđ có th giao lưu và trò chuyn vi nhng cư dân trong trung tâm. Mi ngườđược phát mt tp gm năm phiếu. Bn phiếđu là đ đđến bn khu vc có móăn ca các nước: Somali, Afghanistan, Iraq, Syria. Phiếu cui cùng là đến ch ăn đ tráng ming ca Ukraina gm 3 miếng bánh to và có trà siêu ngon na. Vàđêm hôđy ai cũng chn cho mình nhng b quáo rđp, có người còn có c đ truyn thng ca nước h. Cm giác tt c mi người, t nhng v khách đến cư dân, tt c mi người ngi quây qun bên mt vòng tròn bàăn ln như mt gia đình, h trò chuyn vui v và ci m vi nhau, không khí thc s, thc s rt tuyt.

Hôm đy mình được giao nhim v đng  quy Bar và róđ ung cho khách. Mc cááo trên mình và luôn ming nói tôđến t Vit Nam, lúđu h còn tưởng mình là Người dân t n đây thì phi ( thì nhìn cũng hơi ti ti tht) :D. Phi nói thêm là hu như cư dâ đây ai cũng đu nóđược tiếng Anh và tiếng Pháp. Có ln bn h hi mình, mày biết mi tiếng Anh thôà, mình tc quá bo, tao biết c tiếng Vit na. Thế là bn h cườĩ hết c lên :3)

Điu kin cuc sng  trung tâm cho cư dân khá tt, ít nht là tt hơn mình tưởng tưởng lúđu. H được cung cp ba băn hàng ngày. Đ ăn bui trưa thì có sang chnh hơđ ăn bui ti mt chút, có 3 móăn chính, mt món súp, kèm theo đ tráng ming, lúc thì hoa qu, lúc thì bánh ngt or sa chua. Bui ti thì có 2 món chính và mt món súp. Chc vì thế nên h thường năn thêm vào bui t phòng bếp nh. Sa, trà và càfe đđược cung cp sau băn cho tt c mi người. Hàng tun h được nhn Pocket Money 7,45 Euro cho mt người ln. Lúđu mình cũng hơi choáng vì thc s giá tr quá bé, như thế thì h làm sao mua gì được. Nhưng sau đó đ ý mình mi hiu,  quán Bar trong trung tâm, mi th h quáđu rt r, ví d như cola ch có 0,1 Euro, bánh socola 0,3 Euro. Kiu kiu thế, nên vi 7,45 Euro h vn có th hàng ngày ung cola và ăn bánh :D. Nếu h mun hút thuc (tm hơn 5 Euro mt gói) hoc mua đ ăđ nu riêng thì h có th đăng kí làm vic ngay trong trung tâm. Công vic là lau chùi các phòng và snh, làm vic trong nhà bếp, đng pháđ ănvà mi tiếng thì h nhđược 1,3 Euro.
Nếu có nhu cđi chơđâđó cui tun thì h có th nhn vé xe bus và vé tàu min phí  Reception. Đ dùng cá nhân thì h đượđi theo xu mà h nhn hàng tun. Căn c vào nhng vt dùng lâu hay nhanh mà h phi dùng bao nhiêu xu, ví d giy v sinh thì cn 2 xu, còn du gđu dùng lâu hơn thì 4 xu. Mình thy cách này rt hay, ít nht là đ cư dân có ý thc v vic phân phi và đi s đ h thc s cn thiết, ch không phi là thích cái gì là được nhn cáđóđiđó s rt hay dđến vic lãng phí
Đim mình thy vô cùng bt ng v B đy là h có th trao nhà cho cư dâ mi nơi trêđt nước, tt nhiên là điđó cũng không phi d dàng chút nào. Cư dân phi tri qua ít nht 2 cuc phng vn. Mà mi cuc li phđđến hơn 4 tháng. Zora (cô bé sng trong trung tâm) bo mình là nhà em đã sng  trung tâđược 4 năm ri. Lý do chc h không th nhđược nhà là vì m em đã sinh thêm 2 bé trai na, mt bé 3 tui và mt bé hơn 1 tui :D. Cũng nhiu người kháđã đi Positive Paper rt lâu ri mà vn chưđược, nghĩ li thì cũng đúng thôi, B khá bé và s lượng dân t nđếđây khá đông, h không th cung cp nhà cho tt c mi ngườđược ==. Dù sao thì mình cũng thy ngưỡng m B vì h thc s có chế đ quá tđi vi người dân t nn.
Ngày cui cùng  trung tâm, nhóm mình đã làm bánh và mi mi ngườđến quán Bar. Riêng mình thì làm gn 50 cái nem, sau đó ct ra làđôi và mang đến nơi phát đ ăđ mi mi người. 100 miếng nem, may mn là cũng đ cho mi người vì có nhng ngườăn chay và mình đã thay tht ln bng tht bò đ nhiu người có th ăđược. H đã ăn và khen ngon rt nhit tình vì biếđy là do mình làm :D.
Em bé người Congo vô cùng hứng với món Nem của mình :)
Những câu chuyện mình được nghe từ những người mình gặp chắc chắn không bao giờ mình có thể quên được. Phải mất 8 năm anh chàng Mcdonald từ Cameroon mới đến được Bỉ. Tại vì anh không có tiền nên mỗi lần di chuyển qua nước này đến nước khác, anh phải ở lại và làm mọi việc để có thể đi tiếp, tất nhiên là anh không quên kể về những chuyến tàu trên biển, vô số người chết, một nỗi ám ảnh lớn đối với anh. Hay là nghe kể về những vụ mâu thuẫn nội bộ ở Somali và họ nói rằng sẽ không bao giờ chấm dứt được đâu. Tất cả đều cho mình cái nhìn rộng hơn về tình trạng người dân tị nạn ở đây.

Chị người Afghanistan (thực sự mình chỉ biết gọi chứ không biết cách viết tên chị ấy như thế nào :3), chị ấy có 5 đứa con, 4 trai và một gái. Có lẽ vì thân với bọn trẻ con nên mình cũng dễ dàng nói chuyện với chị nhiều hơn. Chị bảo chồng chị là một bác sĩ về phẫu thuật tim nổi tiếng ở Afghanistan, ở Afghanistan rất loạn và có một nhóm người luôn gửi thư dọa giết các con chị. Các con chị không thể đến trường, không được ra khỏi nhà, và nghĩ đến tương lai của các con nên chị phải đi. Một thân một mình chị dẫn 5 đứa con nhỏ (đứa lớn nhất mới hơn 13 tuổi, đứa bé nhất 4 tuổi) đi sang Bỉ. May mắn vì chị chỉ mất có 20 ngày để đến được Bỉ và chị không để lạc mất đứa con nào trong lúc di chuyển. Nhưng chị nói đến đây hầu như ngày nào chị cũng khóc và nhớ chồng. Chồng chị hiện đang ở Afghanistan làm việc và lúc nào cũng có cảnh sát bảo vệ. Mặc dù bọn trẻ được cung cấp thức ăn và đến trường miễn phí nhưng bọn trẻ vẫn có nhiều nhu cầu về đồ ăn, thức uống và quần áo riêng. Chồng chị vẫn phải ở Afghanistan và gửi tiền hàng tháng để chị nuôi con. Đêm cuối cùng ở trung tâm mình đến phòng chị chơi, tặng bọn trẻ con một cái cờ Việt Nam, Chị cất cẩn thận vào tủ, Chị bảo đấy là quà của mình nên chị sẽ giữ gìn cẩn thận. Chị bảo từ khi nhóm mình đến đây, bọn trẻ vui lắm, hôm nào về cũng kể chuyện, đặc biệt là về mình, bọn nó thích chơi đá bóng với mình lắm. Chắc vì trải qua một quãng đường dài và vô cùng khó khăn mới đến được đây nên hình như bọn nó hiểu chuyện và kiên cường hơn nhiều so với những đứa trẻ khác bằng tuổi. Lúc chơi mặc dù ngã rất đau nhưng lúc nào chũng cũng bật dậy và cười ngay được.
Mình đã xin email của thằng lớn con Chị để sau này có thể liên lạc với chị và biết được tình hình của bọn trẻ con như thế nào. Hai ngày cuối lúc bọn nó biết mình sắp rời đi, lúc nào chúng cũng hỏi mình về việc mình về Việt Nam thật à, có lần mình trả lời “không đi đâu hết” thì bọn nó mừng rỡ ra mặt, còn chạy lại xem bản đồ xem Việt Nam ở đâu và cách Bỉ bao xa, thực sự ai cũng biết là rất xa mà ==’.






Hai tuần ở trung tâm đã giúp mình học được vô số điều, được gặp gỡ những con người mà mình chưa bao giờ nghĩ là mình có thể gặp được khi đến Châu Âu và hơn hết là đã cho mình sự mở lòng nhiều hơn với “Refugees”- những người sống xa quê hương, xa gia đình, chịu vô số những nỗi đau, luôn mong ngóng và cầu nguyện cho những người thân ở nhà được bình yên, cho dù mọi thứ có tốt thế nào thì cũng không thể bù đắp được những mất mát trong họ. Cảm thấy Việt Nam, có thể nói là ở thời điểm hiện tại, vẫn cho mình một nơi an toàn để sống và có thể làm những việc mình thích, hơn hết là luôn có một mái ấm để trở về. Thế là đủ rồi.